Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà – Nguyên Nhân Và Đặc Điểm Nhận Diện

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, thường xuất hiện ở các đàn nuôi công nghiệp và thả vườn. Hãy cùng khám phá nguyên nhân, các đặc điểm nhận diện của loại bệnh nguy hiểm này qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu chung về bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến gà và nhiều loài chim hoang dã trên toàn cầu. Bệnh này do vi khuẩn gây ra, có thể dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng huyết nghiêm trọng. Trong trường hợp phát triển ở mức độ cấp tính, tỷ lệ mắc cũng như tử vong trong thời gian ngắn sẽ tăng cao hơn.

Tuy nhiên, bệnh tụ huyết trùng ở gà cũng xuất hiện dưới dạng mãn tính, trong đó vậy nuôi bị nhiễm vi khuẩn mà không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Do đó, nhận diện và xử lý sớm bệnh tụ huyết trùng là rất quan trọng. Điều này nhằm kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan trong đàn gà cũng như các loài chim khác.

Xem thêm: Dấu Hiệu Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Và Biện Pháp Phòng Bệnh

Thông tin về bệnh tụ huyết trùng trên gà
Thông tin về bệnh tụ huyết trùng trên gà

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng chủ yếu do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Đây là loại cầu trực khuẩn Gram âm, không có bào tử và không di động. Pasteurella multocida có ba chủng chính: Multocida, septica, và gallicida. Trong đó, chủng multocida là tác nhân nhân quan trọng, phổ biến nhất gây bệnh tụ huyết trùng trên gà. Hai chủng còn lại là septica và gallicida cũng mang bệnh nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

Vi khuẩn Pasteurella multocida bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như dung dịch formol 1% và acid fenic. Chim hoang dã mắc bệnh mãn tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt thường là nguồn lây chính. 

Ngoài ra, một số loài động vật có vú như động vật gặm nhấm, heo, chó và mèo cũng mang mầm bệnh. Vì vậy, trong chương trình kiểm soát bệnh tụ huyết trùng ở gà, các trại nuôi cần chú ý đến những yếu tố này.

Vi khuẩn lây lan chủ yếu qua dịch bài tiết từ miệng, mũi, kết mạc của các động vật mang mầm bệnh phát tán vào môi trường. Bên cạnh đó, Pasteurella multocida cũng tồn tại lâu trong các dụng cụ chứa thức ăn, vật dụng trong trại, xe chở cám, hay trên quần áo và giày ủng. Do đó, kiểm soát vệ sinh và khử trùng trong trại là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan.

Vi khuẩn chính gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà
Vi khuẩn chính gây nên bệnh tụ huyết trùng ở gà

Một vài triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng dễ bùng phát vào lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đây là thời điểm mà triệu chứng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở gà từ hai tháng tuổi trở lên.

Thể quá cấp tính

Thể quá cấp tính của bệnh tụ huyết trùng ở gà diễn biến rất nhanh, khiến chúng không kịp biểu hiện rõ triệu chứng trước khi chết. Trong nhiều trường hợp, gà đột ngột lăn ra chết ngay khi đang ăn hoặc trên tổ đẻ, chỉ trong khoảng 1-2 giờ sau thời điểm có dấu hiệu ủ rủ.

Ở thể quá cấp tính, gà chết đột ngột với các dấu hiệu như da tím bầm. Có thể thấy nước nhờn lẫn máu chảy ra từ miệng và mũi, cùng với tình trạng tích tụ khí trong các mô của chúng. Đây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh, đòi hỏi sự can thiệp kịp thời, kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa lây lan trong đàn.

Các đặc điểm của thể quá cấp tính
Các đặc điểm của thể quá cấp tính

Thể cấp tính

Thể cấp tính của bệnh tụ huyết trùng ở gà với thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày. Trường hợp mắc bệnh biểu hiện các triệu chứng rõ rệt như sốt cao từ 42-43°C, bỏ ăn, lông xù và tình trạng xõa cảnh. Động tác di chuyển của gà trở nên chậm chạp và có dấu hiệu liệt chân.

Ngoài ra, miệng gà có thể tiết dãi nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè. Mào của chúng có màu xanh và tim với dấu hiệu tụ máu. Trong giai đoạn bệnh, gà bị tiêu chảy với phân màu trắng, chuyển sang màu xanh sẫm kèm dịch nhầy.                                                                                                                                                     

Gà mắc thể cấp tính chết trong khoảng thời gian từ 24-72 giờ, với xác có màu tím đen do kiệt sức và ngạt thở. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%, đặc biệt là đối với gà có hiện tượng liệt chân duỗi thẳng.

Thể mạn tính

Thể mãn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chăn nuôi. Gà mắc tình trạng này gặp vấn đề về tăng FCR (Feed Conversion Ratio). Nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn kém, dẫn đến gà ăn nhiều mà không tăng trưởng, làm hao tốn thức ăn và công chăm sóc.

Triệu chứng của thể mãn tính bệnh tụ huyết trùng ở gà bao gồm:

  • Sưng phù nề ở mào và yếm do tích nước, các khu vực hoại tử trở nên cứng, tồn tại lâu dài.
  • Gà khó thở với âm thanh ran ở khí quản, cùng với tình trạng gầy yếu.
  • Viêm kết mạc mắt và các mô lân cận, có thể dẫn đến sưng khớp và quẻ.
  • Đối với gà đẻ, tỷ lệ và sức đẻ suy giảm.
  • Tiêu chảy kéo dài với phân nhớt có bọt màu vàng giống lòng đỏ trứng.
  • Hoại tử mãn tính do viêm màng não gây ra các triệu chứng thần kinh.

Xem thêm: Điểm Danh Top 3 Phương Pháp Ép Cân Cho Gà Chọi Hiệu Quả

Triệu chứng của thể mạn tính ở gà
Triệu chứng của thể mạn tính ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà cần được phòng ngừa và quản lý tốt bằng cách tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, bạn cũng phải duy trì vệ sinh chuồng trại và kịp thời nhận biết triệu chứng. Hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của gà để can thiệp sớm nhất nếu có dấu hiệu bệnh xuất hiện.                                 

Chọn để tiếp tục
đăng nhập Daga88 trên điện thoại đăng ký Daga88 trên điện thoại