Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một loại bệnh với tỷ lệ lây lan nhanh kèm với mức độ tử vong cao. Đây là nỗi lo của rất nhiều bà con chăn nuôi bởi vì gà là loại gia cầm có sức đề kháng thấp nhất và rất dễ mắc bệnh. Để nhận biết được dấu hiệu cũng như nắm được những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, kênh đá gà trực tiếp Daga88 sẽ chia sẻ vài thông tin hữu ích sau.
Thông tin bệnh tụ huyết trùng ở gà
Tụ huyết trùng ở gà còn được gọi là bệnh gà toi, đây là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida gây ra. Với những đàn gia cầm mới đẻ và phát hiện từ chính chuồng trại mình gây ra thì tỷ lệ bị virus xâm nhập là rất thấp. Ngược lại, nếu mầm bệnh ở ngoài vào trại chăn nuôi thì mức độ lây lan rất nhanh và trên tất cả gà từ nhỏ tuổi cho đến xuất trại.
Nguyên nhân gây ra bệnh ở gia cầm
- Nguyên nhân đầu tiên sẽ kể đến đó là nơi ở, bà con chăn nuôi vệ sinh chuồng trại không đúng cách.
- Do vi khuẩn Pasteurella multocida lây truyền tự phát hoặc qua đường miệng, xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp, tiêu hóa,…
- Thức ăn không đảm bảo, bị ôi thiu, ẩm mốc và lâu ngày đây cũng là điều kiện giúp vi khuẩn gây ra bệnh tấn công.
- Thời tiết cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ vào bệnh tụ huyết trùng ở gà phát triển mạnh.
Dấu hiệu nhận biết gà bị tụ huyết trùng
Sau đây, Daga88 sẽ giúp hộ chăn nuôi nhận biết được những dấu hiệu của căn bệnh này, cụ thể như sau:
- Sốt cao trên 42 độ C, gà lừ đừ và chán ăn nguy hiểm hơn là chết đột ngột, xù lông, dịch từ miệng chảy ra có bọt kèm theo máu.
- Ở một số con thì xuất hiện tiêu chảy, nhẹ thì phân lỏng màu trắng sữa mức độ nặng hơn phân bắt đầu chuyển màu xanh lá có dịch nhầy.
Tìm hiểu triệu chứng và hướng giải quyết bệnh tụ huyết trùng ở gà
Theo cảm nhận từ tác giả Daga88 team thì bệnh tụ huyết trùng ở gà đây là nỗi ám ảnh của nhiều hộ chăn nuôi gia cầm. Theo nghiên cứu của chúng tôi trong những năm gần đây, nhiều bà con đã thất thoát và một số gia đình mất cả chục triệu đồng cho những đàn gà bị bệnh này. Chính vì vậy, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và tìm ra nhiều hướng khắc phục giúp mọi người ổn định kinh tế giảm thiểu virus lây lan.
Những triệu chứng của bệnh đối với gia cầm
Triệu chứng mắc bệnh ở gà được chia làm ba thể với mức độ từ nhẹ đến nặng được cụ thể như sau:
- Thể quá cấp tính: Triệu chứng dễ dàng nhận thấy nhất là những con bị mắc bệnh sẽ ủ rũ, bỏ ăn và chết sau 1- 2h đầu. Đối với những con lớn hơn thì triệu triệu chứng sẽ là nhảy liên tục lăn ra và giãy, nó sẽ chết sau 1 ngày.
- Thể cấp tính: Gà sẽ sốt cao từ 42 – 43 độ C, xù lông, bỏ ăn, đứng không vững, hay gật gù, từ miệng xuất hiện dịch nhầy, tiêu chảy, thở khò khè và dẫn đến tử vong ngay sau đó.
- Thể mãn tính: Thể này sẽ xuất hiện ở cuối thời kỳ dịch bệnh diễn ra, với những biểu hiện như ũ rũ, các ngón chân sưng và bị què đứng không vững, chảy nước mũi, mắt sưng hấp, có thể dẫn đến viêm màng não.
Đề xuất cách điều trị
Trang web xem Daga88 sẽ giúp mọi người tìm ra hướng điều trị tốt nhất nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giảm thiểu tử vong đêm lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi.
- Tiêm vacxin theo đúng tuần tuổi và đủ liều.
- Khi phát hiện triệu chứng nhẹ hãy liên hệ với cơ sở thú y để có hướng điều trị và kê thuốc uống kịp thời.
- Dùng những loại thuốc chuyên chữa trị bệnh tụ huyết trùng ở gà như: MEBI-AMOXTIN AC với liều 1g/1lít nước uống, dùng đúng trong 5 ngày. Loại thuốc tiếp theo là TERRA-NEOCINE 2g/1 lít nước uống, dùng trong 5 ngày.
- Vệ sinh trang trại thoáng mát và bổ sung vitamin, nước uống đầy đủ, thay nước liên tục đảm bảo vệ sinh.
- Người dân cần có một sự kiên trì và kiến thức sâu rộng để chăm đàn gà cho đến khi khỏi bệnh.
Xem thêm: Những Thực Phẩm Cần Bổ Sung Ngay Tránh Tình Trạng Gà Thiếu Chất
Kiến thức nuôi gà và cách phòng bệnh
Vì vi khuẩn gây ra bệnh nó luôn có trong môi trường chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi, thời tiết thay đổi, những con gà có sức đề kháng kém thì chúng sẽ tự phát ngay. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến khích bà con trước khi xác định mua về nuôi thì phải nắm kiến thức nuôi gà thật kỹ.
Đối với trang trại quy mô lớn thì phải có đội ngũ bác sĩ thú y liên tục cập nhật quá trình bệnh để họ tiện việc theo dõi. Chuẩn bị chuồng trại trước khi đem gà về nuôi, không nên nuôi quá nhiều mà trong khi điều kiện chuồng trại thì nhỏ hẹp.
Khi thấy thời tiết thay đổi, nên bổ sung vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn lây lan. Đặc biệt chú ý rằng với những gia cầm muốn nhập đàn phải cách ly 30 ngày và theo dõi tình trạng bệnh tránh lây chéo với nhau. Cần thường xuyên vệ sinh nơi ở cho đàn gia cầm, thay nước hàng ngày.
Kết luận
Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh tụ huyết trùng ở gà mà Daga88 đã chia sẻ đến các hộ chăn nuôi gia cầm. Hy vọng với những biện pháp và hướng giải quyết mà chúng tôi cung cấp phần nào giúp mọi người có thêm những kiến thức hay để chăm sóc đàn gà của mình. Giảm thiểu ca tử vong và ngăn chặn dịch bệnh lay lan, đêm lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.
Xem thêm: Hướng Dẫn Người Nuôi Cách Phòng Và Trị Bệnh Bại Liệt Ở Gà